Sunday, September 30, 2012

Hướng dẫn tính khái toán Đơn giá xây nhà 

(tính giá thành xây nhà)


Mối quan tâm đầu tiên của hầu hết những bạn có kế hoạch xây dựng cho mình căn nhà mơ ước sau bao năm lao động và dành dụm chính là đơn giá xây nhà (giá thành xây nhà).

Hiện nay, để tính toán giá thành xây dựng nhà ở nói riêng hay xây dựng công trình nói chung, người ta phải lập dự toán công trình dựa trên thiết kế chi tiết. Để chủ đầu tư có thể ước lượng trước đơn giá xây dựng căn nhà của mình thông thường các đơn vị Tư vấn thiết kế hay Nhà thầu thường tính khái toán giá trị công trình bằng cách lấy số mét vuông xây dựng của ngôi nhà nhân cho đơn giá xây dựng. 

Ví dụ: một người muốn xây dựng ngôi nhà với qui mô dự kiến là 1 trệt + 2 lầu 
+ Diện tích xây dựng trệt: 14*16=64m², 
+ Diện tích lầu 1: 4*17=68m².
+ Diện tích lầu 2: 4*17=68m². 
Tổng diện tích xây dựng là: 200m² 

Người này liên hệ một công ty tư vấn thiết kế thì được họ báo giá trị khái toán căn nhà là:  
Giả sử đơn giá xây nhà (đơn giá xây dựng) là: 4.500.000/m²
Giá trị khái toán công trình là: 200*4.500.000=900.000.000đ
Vậy người đó chỉ cần chuẩn bị khoảng 900.000.000đ là có thể làm được ngôi nhà của mình rồi chăng ?

Tuy nhiên, khi đơn vị này thiết kế chi tiết ngôi nhà và lập dự toán thì giá trị công trình lên đến 1.2 hoặc 1.4 tỉ đồng.
Lý do tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy?

Theo kinh nghiệm của tôi thì nguyên nhân là do người làm công tác tư vấn chưa kể đến 2 bộ phận quan trọng của ngôi nhà khi tính khái toán, đó là phần móng và mái của ngôi nhà.

Ví dụ: nếu công trình trên giải pháp móng là móng đơn và mái tole thì giá trị khái toán 900 triệu là ổn. 
Nhưng nếu sử dụng móng băng hay móng cọc và mái bê tông cốt thép hay mái ngói thì chắc giá trị xây dựng ngôi nhà phải vượt xa con số 900 triệu.

Để có được giá trị  khái toán tương đối gần đúng với giá trị công trình, theo tôi phải tính bổ sung giá trị móng và mái nhà vào giá trị khái toán, cụ thể như sau:

+ Nếu là móng băng: giá trị móng được tính bằng 0.5 giá trị một sàn xây dựng.
+ Nếu là móng cọc: bạn phải cộng giá trị cọc vào giá trị công trình. (tổng chiều dài các cọc nhân cho đơn giá một mét cọc)
+ Nếu là mái bằng bê tông cốt thép: giá trị mái được tính bằng 0.5 ~0.7 giá trị một sàn.
+ Nếu là mái ngói (đúc bê tông cốt thép + dán ngói): phần mái được tính như 1 sàn xây dựng.
+ Trường hợp mái ngói có hệ kèo + xà gồ + cầu phong + li tô: thì phần mái được tính bằng 0.5 giá trị một sàn nhà.

Trở lại ví dụ lúc đầu: nếu giải pháp móng là móng băng và mái bằng bê tông cốt thép thì giá trị khái toán phải tính như sau:
+ Diện tích xây dựng trệt: 14*16=64m², 
+ Diện tích lầu 1: 4*17=68m².
+ Diện tích lầu 2: 4*17=68m². 
+ Móng: 64*0.5=30m²
+ Mái: 68*0.7=47.6m²
Tổng diện tích xây dựng là: 277.6m² 
Giá trị khái toán công trình là: 277.6*4.500.000=1.249.200.000 đ, vậy bạn cần chuẩn bị khoảng 1.3 tỉ là đủ để xây dựng ngôi nhà của mình.

Chúc các bạn thành công trong công việc và cuộc sống!
Kts - Ksxd. Lê Anh Quí





1 comment:

  1. mình thấy bài viets trên rất bổ ích.bên mình là công ty xây dựng hoàng tâm phát chuyên thi công nhà tiền chế giá rẻ nhất tp hcm nếu anh chị có nhu cầu .liên hệ mr tuấn anh 0337836472, rất mong được hợp tác cùng các đơn vị khác

    ReplyDelete