Friday, July 11, 2014

Các bước cần thực hiện khi chuẩn bị làm nhà:

1. Chọn mua đất làm nhà:
Chọn mua đất là việc đầu tiên cần phải làm khi chuẩn bị làm nhà. Khi lựa chọn mua đất bạn cần lưu ý các điểm sau:
+ Pháp lý: bạn chỉ mua đất khi biết chắc rằng mảnh đất có đầy đủ pháp lý (sổ đỏ, thổ cư v.v...) Nhiều trường hợp thông tin trên sổ đỏ bị xóa hay chỉnh sửa trước khi photo. Để tránh việc này, khi liên hệ mua đất bạn cần xin 1 bản photo sổ đỏ (hoặc giấy tờ khác liên quan) rồi mang đến quận để nhờ bộ phận chuyên trách kiểm tra. Ngoài ra, bạn nên đến các sàn giao dịch bất động sản để mua đất vì tại đây bạn sẽ không lo bị lừa. (Lưu ý: sàn giao dịch bất động sản không phải là các trung tâm môi giới bất động sản tự phát)
+ Địa chất: nếu túi tiền eo hẹp bạn nên lưu ý điều này, vì một nơi có địa chất tốt sẽ giúp bạn giảm đáng kể chi phí làm móng nhà (tại các khu vực có lớp đất xấu quá sâu, chi phí ép cọc có thể lên trên 100 triệu cho 1 căn nhà phố)
+ Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến hướng đất hay điều kiện an ninh (nếu bạn thấy hầu hết các căn nhà gần khu đất bạn định mua đều làm khung sắt phủ kín sân trước thì bạn nên cân nhắc việc mua lô đất này vì rõ ràng đây là khu vực có an ninh rất kém)


2. Chọn đơn vị tư vấn thiết kế:
Hồ sơ thiết kế chi tiết công trình là cơ sở để nhà thầu thi công công trình, đó cũng chính là cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng thi công.

Nhiều CĐT do không có kinh nghiệm nên chưa thấy được tầm quan trọng của hồ sơ thiết kế chi tiết công trình. Vì vậy, họ dễ dãi chấp nhận những bản vẽ thiết kế sơ sài và thậm chí là không có bản vẽ.

Và hệ lụy của việc không đầu tư nghiêm túc vào công tác thiết kế dễ dàng thấy như:
+ Trong thời gian thi công phải đập phá sửa chữa nhiều lần.
+ Công trình sau khi thi công xong không đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn về công năng, về thẩm mỹ và nguy hiểm hơn là độ bền công trình.
+ Chí phí phát sinh vượt ngoài sự tưởng tượng của chủ nhà . . .

3. Chọn nhà thầu có uy tín:
Một nhà thầu tốt phải đảm bảo tối thiểu 3 tiêu chí sau:
 + Năng lực về pháp lý: nhà thầu phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và có chức năng thi công xây dựng.
 + Năng lực chuyên môn: có đội ngũ kỹ thuật với trình độ chuyên môn phù hợp với công trình nhận thầu (Kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư vv...) cùng đội ngũ thợ có tay nghề cao.
 + Năng lực về tài chính: nhà thầu phải có vốn đảm bảo các khoản ứng trước cho các giai đoại thi công.
(xem thêm bài viết "Các kinh nghiệm chọn nhà thầu xây dựng"

4. Hợp đồng thi công:
Hợp đồng thi công xây dựng phải rất chi tiết và cụ thể trong từng điều khoản. Bạn cần lưu ý các điều khoản quan trọng sau:
+ Thời gian thi công: phải cụ thể bao nhiêu tháng, tránh trường hợp nhà thầu kém về năng lực, khi thiếu nhân công sẽ kéo dài tiến độ.
+ Điều khoản thanh toán: bạn cần chia nhỏ càng nhiều khoản ứng càng tốt, và lưu ý không quên giữ lại tiền bảo hành (thông thường là 5%)
+ Trong hợp đồng phải có điều khoản: trong trường hợp có các chi tiết phát sinh ngoài bản vẽ, nhà thầu phải báo chủ đầu tư và cùng nhau thống nhất chi phí phát sinh bằng văn bản. Điều khoản này giúp chủ đầu tư khống chế được các khoảng phát sinh.
+ Điều rất quan trọng nữa trong hợp đồng là "danh mục vật tư đính kèm" chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu liệt kê chi tiết tên vật tư, chủng loại, đơn giá  cụ thể cho từng mục.
Ví dụ: _ Thép: Vinakyeo
          _ Xi măng: Holcim
          _ Dây điện: Cadivi
          _ Gạch lát nền 60x60: Đồng tâm (400.000/m2)
          _ Vòi rữa chén: Inaz (1.200.000/cái)
   vv...

5. Thuê tư vấn giám sát:
Đây là bước không được bỏ qua, vì tư vấn giám sát là người đại diện cho chủ đầu tư theo dõi và kiểm tra chất lượng thi công công trình.

Cty TNHH Xây dựng và TTNT Kiến Đông.

No comments:

Post a Comment